Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Gia Viễn, giai đoạn 2023-2025
I. CĂN CỨ CHÍNH TRỊ,
PHÁP LÝ
Căn cứ Nghị quyết số
37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và
cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực
hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị quyết số
35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp
ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày
30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp
xã giai đoạn 2023-2025; Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh
Ninh Bình giai đoạn 2023-2030; Kế hoạch số 138-KH/TU ngày 23/8/2023 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện,
cấp xã thuộc tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2023-2030; Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày
25/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về thực hiện sắp xếp các đơn vị
hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2023-2025; Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 29/8/2023 của Ban Chấp
hành Đảng bộ huyện Gia Viễn về sắp xếp
đơn vị hành chính cấp xã và sắp xếp thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn huyện Gia Viễn, giai đoạn
2023-2030; Kế
hoạch số 80-KH/HU
ngày 29/8/2023 của
Ban Thường
vụ Huyện ủy Gia Viễn về sắp xếp
đơn vị hành chính cấp xã và sắp xếp thôn, xóm, tổ dân phố trên địa
bàn huyện Gia Viễn,
giai đoạn 2023 - 2030.
II. SỰ CẦN THIẾT SẮP
XẾP ĐVHC CẤP XÃ CỦA HUYỆN GIA VIỄN
Huyện Gia Viễn có diện
tích tự nhiên 177,31 km2, dân số tính đến ngày 31/12/2022 là 138.949 người; có 21 ĐVHC cấp xã trực
thuộc, gồm 20 xã và 01 thị trấn.
Qua rà soát thực trạng
ĐVHC cấp xã trực thuộc huyện Gia Viễn, hiện có 19 ĐVHC xã, thị trấn chưa đạt
70% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, 08 ĐVHC xã chưa đạt 70% tiêu chuẩn về quy
mô dân số. Trong đó có 08 ĐVHC cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô
dân số dưới 70% tiêu chuẩn của ĐVHC tương ứng theo quy định, gồm các xã: Gia
Xuân, Gia Vượng, Gia Thắng, Gia Tiến, Gia Phương, Gia Phong, Gia Minh và Gia
Lạc.
Thực trạng quy mô ĐVHC
quá nhỏ, không gian phát triển bị chia cắt, gây ra nhiều khó khăn, cản trở
trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế -
xã hội; nguồn lực địa phương bị phân tán; tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ
quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở địa phương lớn; đại đa số các ĐVHC cấp
xã thu ngân sách tại địa phương không đủ cân đối chi thường xuyên.
Vì vậy, cần thiết phải
sắp xếp, tăng quy mô ĐVHC, góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng
cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, hiệu quả, hiệu lực hoạt động hệ thống
chính trị, nhất là đối với các ĐVHC cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và
quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn của ĐVHC tương ứng theo quy định cần phải sắp
xếp trong giai đoạn 2023 - 2025 theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 và
Kết luận số 48-KL-TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số
35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
III. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP
ĐVHC CẤP XÃ
1. Phương án sắp xếp
ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp
1.1. Sắp xếp ĐVHC nông
thôn cấp xã thành ĐVHC nông thôn cùng cấp
Thành lập ĐVHC xã Tiến Thắng trên cơ sở nhập toàn bộ
diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 02 ĐVHC cấp xã gồm: xã Gia Thắng (có diện
tích tự nhiên là 4,74 km2, đạt 22,57% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 3.956
người, đạt 49,45% so với tiêu chuẩn); xã Gia Tiến (có diện tích tự nhiên là
4,43 km2, đạt 21,10% so với
tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.448 người, đạt 68,10% so với tiêu chuẩn.
Tên
gọi ĐVHC xã Tiến Thắng (thay tên gọi xã Đại Hoàng đã nêu trong Phương án số
06/PA-UBND ngày 26/10/2023 của UBND huyện Gia Viễn) trên cơ sở góp ý của Ban Tổ
chức Huyện ủy tại Văn bản số 61-CV/BTCHU ngày 05/3/2024, góp ý của UBND xã Gia
Thắng tại Văn bản số 03/UBND ngày 06/3/2024 và báo cáo UBND xã Gia Tiến tại Báo
cáo số 07/BC-UBND ngày 07/3/2024, đề nghị đổi tên gọi của ĐVHC mới từ xã Đại
Hoàng thành xã Tiến Thắng để giữ lại một phần tên gọi của 02 xã cũ (xã Gia Tiến
và xã Gia Thắng), theo nguyện vọng của chính quyền địa phương và nhân dân 02
xã.
a)
Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Thực hiện đúng theo
quy định của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình và Huyện ủy Gia Viễn.
-
Ngày 28/4/2023, UBND
tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 300/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ Quy hoạch
chung đô thị Gián Khẩu, huyện Gia Viễn đến năm 2045. Việc nhập 02 đơn
vị thành ĐVHC cấp xã mới phù
hợp với Quy hoạch chung đô thị Gián Khẩu đến năm 2045 có phạm vi nghiên cứu gồm 08 xã: Gia Lập, Gia
Thanh, Gia Tân, Gia Xuân, Gia Trấn, Gia Thắng, Gia Tiến và xã Gia Phương, huyện Gia Viễn.
- Về vị trí địa lý: Xã Gia Tiến và xã Gia
Thắng có địa giới ĐVHC liền kề nhau.
-
Về lịch sử: Giai đoạn 1953-1954, xã Gia Tiến, xã Gia Thắng được tách ra từ xã Gia Thắng thành 03 xã Gia Tiến, xã Gia Thắng và xã Gia Phương; Nhân
dân hai xã có truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo
có nhiều nét tương đồng nhau.
- Về
điều kiện, tiêu chuẩn: Cả 02 xã nêu trên đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu
chuẩn của ĐVHC tương ứng quy
định tại Điều 3 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 và Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số
27/2022/UBTVQH15.
-
Khi nhập 02 ĐVHC nêu trên lại thành một ĐVHC cấp xã mới sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm bộ máy
tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả,
tinh giản biên chế, nâng cao tinh thần
trách nhiệm phục vụ Nhân dân.
b)
Kết quả sau sắp xếp thành lập ĐVHC xã Tiến Thắng có:
-
Diện tích tự nhiên 9,17 km2 (đạt 43,66% so
với tiêu chuẩn)
-
Quy mô dân số 9.404 người (đạt 117,55% so với tiêu chuẩn)
-
Số dân là người dân tộc thiểu số (40 người; chiếm tỷ lệ 0,43%).
-
Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
+ Phía Đông giáp xã
Gia Tân và xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
+ Phía Tây giáp xã
Gia Trung, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
+ Phía Nam giáp xã Gia
Sinh, huyện Gia Viễn; xã
Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
+
Phía Bắc giáp xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
-
Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC xã mới: Trụ sở ĐVHC xã Tiến Thắng đặt tại trụ sở Đảng ủy, HĐND và UBND
xã Gia Thắng hiện nay.
*
Sau khi sắp xếp, diện tích tự nhiên của ĐVHC mới (xã Tiến Thắng) đạt 43,66% so
với tiêu chuẩn quy định nên không đủ điều kiện để áp dụng quy định về yếu tố
đặc thù (phải đạt từ 70% trở lên).
Lý
do không thể sáp nhập thêm các ĐVHC cấp xã liền kề:
Xã Gia Tiến, xã
Gia Thắng được tách ra từ xã Gia Thắng, Nhân dân hai xã có truyền thống văn hóa, phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều nét tương đồng nhau.
Các xã liền kề gồm:
Gia Phương, Gia Trung, Gia Lập, Gia Tân, Gia Sinh.
- Xã Gia Phương là xã
có yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử gắn với Đinh Tiên Hoàng Đế, Nguyễn
Bặc, nên không thực hiện sắp xếp.
- Các xã liền kề còn
lại, về truyền thống văn hóa, phong
tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều nét không tương đồng nhau, sẽ
có nguy cơ mất ổn định về tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, khó khăn
trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Xã Gia Sinh địa lý ngăn
cách bởi sông Hoàng Long.
1.2.
Sắp xếp ĐVHC nông thôn với ĐVHC đô thị cấp xã
Thành lập ĐVHC thị trấn Thịnh Vượng trên cơ sở nhập toàn
bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 ĐVHC cấp xã gồm: xã Gia Vượng (có
diện tích tự nhiên là 3,62 km2, đạt 17,24% so với
tiêu chuẩn; quy mô dân số là 3.385 người, đạt 42,31% so với tiêu chuẩn); xã Gia Thịnh (có
diện tích tự nhiên là 5,37 km2, đạt 25,57 % so với
tiêu chuẩn; quy mô dân số là 8.691 người, đạt 108,64% so với tiêu chuẩn);
thị trấn Me (có
diện tích tự nhiên là 3,43 km2, đạt 24,5% so với
tiêu chuẩn; quy mô dân số là 6.744 người, đạt 84,3% so với tiêu chuẩn).
a)
Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Thực hiện đúng theo
quy định của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình và Huyện ủy Gia Viễn.
- Căn
cứ Quyết
định số 697/QĐ-UBND ngày 01/6/2020 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Đồ
án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050; Quyết định số 918/QĐ-UBND ngày 25/12/2023 của UBND tỉnh Ninh
Bình về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Me, huyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình đến năm 2035; Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND huyện
Gia Viễn về việc điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 15/12/2021
của HĐND huyện Gia Viễn về việc thông qua Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Me,
huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Việc
sắp xếp 03 ĐVHC cấp xã trên thành ĐVHC đô
thị cấp xã mới là phù hợp với Đồ
án Quy hoạch chung đô thị Me và Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Me, gồm toàn bộ địa giới hành chính của thị trấn Me, xã
Gia Vượng, xã Gia Phú, xã Gia Thịnh và một phần xã Gia Phương, xã Liên Sơn. Định hướng chính là trung tâm hành chính, chính trị văn hóa xã hội
và dịch vụ, thương mại, công nghiệp của huyện Gia Viễn.
-
Về vị trí địa lý: Xã Gia Vượng, xã Gia Thịnh
và thị trấn Me có địa giới ĐVHC liền kề nhau.
-
Về lịch sử: Tháng 4/1986, thị trấn
Me được thành lập trên cơ sở một phần diện tích đất tự nhiên của xã Gia Vượng
và xã Gia Thịnh. Ngày 06/11/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/NĐ-CP về việc
điều chỉnh địa giới hành chính xã để mở rộng thị trấn thuộc huyện Nho Quan và
huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Điều
chỉnh 210,49 ha diện tích tự nhiên và 1.917 nhân khẩu của xã Gia Vượng; 21,96
ha diện tích tự nhiên và 131 nhân khẩu của xã Gia Thịnh về thị trấn Me
quản lý).
- Về
điều kiện, tiêu chuẩn: Xã Gia Vượng đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới
70% tiêu chuẩn của ĐVHC tương ứng; xã Gia Thịnh đồng thời có diện tích tự nhiên
dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn của ĐVHC tương ứng quy định tại Điều 3 Nghị quyết
1211/2016/UBTVQH13 và Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15;
thị trấn Me đồng thời có
diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn của ĐVHC tương
ứng quy định tại
Điều 9 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13.
-
Khi nhập 03 ĐVHC nêu trên lại thành một ĐVHC đô thị cấp xã mới sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm bộ máy tinh
gọn, hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ
Nhân dân, phù hợp với quy hoạch thị trấn Me mở rộng đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
b)
Kết quả sau sắp xếp thành lập ĐVHC thị trấn Thịnh Vượng có:
-
Diện tích tự nhiên 12,42 km2 (đạt 88,71% so
với tiêu chuẩn)
-
Quy mô dân số 18.820 người (đạt 235,25% so với tiêu chuẩn)
-
Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
+ Phía Đông giáp
xã Gia Phương và xã Gia Trung, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
+ Phía Tây giáp
xã Gia Phú,
huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
+ Phía Nam giáp
xã Gia Minh và xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
+ Phía Bắc giáp xã Gia Hòa,
huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC thị trấn Thịnh Vượng: Trụ sở ĐVHC thị trấn Thịnh
Vượng đặt tại trụ sở Đảng ủy, HĐND và UBND thị trấn Me hiện nay.
c) Sự phù hợp của
phương án với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
Phương án
thành lập ĐVHC thị trấn mới trên cơ sở hợp nhất toàn bộ hiện trạng diện tích tự
nhiên, quy mô dân số của 03 ĐVHC cấp xã (thị trấn Me, xã Gia Thịnh và xã Gia
Vượng) thuộc huyện Gia Viễn đảm bảo phù hợp với Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Gia Viễn,
tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số
697/QĐ-UBND ngày 01/6/2020 của UBND tỉnh Ninh Bình, là trung tâm hành chính, chính trị văn hóa - xã
hội và dịch vụ, thương mại, công nghiệp của huyện Gia Viễn, đến năm 2030 là đô
thị loại IV.
d) Đánh giá sơ bộ tiêu
chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội và loại đô thị đối với
thị trấn hình thành sau sắp xếp:
Căn cứ Nghị quyết số
1211/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính
và phân loại đơn vị hành chính (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị
quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022) của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, sau khi rà soát, kết quả đánh giá sơ bộ thị trấn Thịnh Vượng hình
thành sau sắp xếp cơ bản đạt các tiêu chí về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã
hội, cụ thể:
- Cân đối thu
ngân sách: Đủ.
- Tỷ lệ hộ nghèo theo
chuẩn nghèo đa chiều trung bình 03 năm gần nhất: 2,27% (đạt bình quân chung của
huyện).
- Tỷ lệ lao động phi
nông nghiệp nội thị đạt: 65%.
Căn cứ Nghị
quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị (được sửa đổi,
bổ sung một số điều tại Nghị
quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022) của Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội, kết quả đánh giá sơ bộ thực trạng phát triển đô
thị của thị trấn Thịnh Vượng hình
thành sau sắp xếp đạt 85,67/100 điểm (quy định tối thiểu 75 điểm), cụ thể:
-
Tiêu chí 1: Vị trí, vai trò, chức năng, có cấu và trình độ PTKTXH đạt 17,02/18
điểm.
-
Tiêu chí 2: Quy mô dân số đô thị đạt 8,0/8,0 điểm.
-
Tiêu chí 3: Mật độ dân số đạt 7,54/8,0 điểm.
-
Tiêu chí 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 5,75/6,0 điểm.
-
Tiêu chí 5: Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị đạt
47,36/60,0 điểm.
Trên đây là bản tóm
tắt Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Gia Viễn, giai
đoạn 2023 - 2025.